Nguyên nhân và cách điều trị bệnh cận thị ở trẻ em

Thứ ba - 06/12/2016 14:42
150121174949 glasses2 150121174949 glasses2

Hiện nay, cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất ở trẻ em với số lượng trẻ mắc phải ngày càng tăng. Ở các thành phố lớn của Việt Nam, có khoảng 25-30% học sinh bị cận thị. Cận thị ở trẻ em rất khó phát hiện, và thường chỉ phát hiện được khi trẻ đã không nhìn rõ chữ trên bảng. Trẻ bị cận thị thường không nhìn rõ các vật ở xa, nhưng có thể nhìn rõ với khoảng cách gần như khi đọc sách, sử dụng máy vi tính.

Nguyên nhân của bệnh cận thị ở trẻ em

  • Do trẻ thiếu ngủ hoặc ngủ ít: đặc biệt trong độ tuổi từ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi, trong độ tuổi này nếu trẻ bị thiếu ngủ hoặc ngủ ít, rất dễ gây ra cận thị.
  • Trẻ sinh ra với cân nặng quá nhẹ: những trẻ sinh ra bị thiếu cân, trọng lượng cơ thể chỉ dưới 2,5kg, khi lớn lên hầu hết đều bị cận thị.
  • Trẻ sinh thiếu tháng: trẻ bị sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận thị từ khi học tiểu học.
  • Do yếu tố di truyền: Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền cận thị sang con cái.

Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân cận thị ở trẻ em

Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền cận thị sang con cái

  • Do trẻ đọc sách hoặc làm việc khác như xem tivi, sử dụng máy vi tính... trong thời gian dài với khoảng cách gần và trong điều kiện không đầy đủ ánh sáng.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh cận thị ở trẻ em

Các biểu hiện của tật cận thị ở trẻ chỉ có thể phát hiện được khi trẻ bắt đầu đi học. Khi bị cận thị, trẻ sẽ không nhìn được những vật ở xa, không đọc được chữ trên bảng. Trẻ thường nheo mắt khi xem tivi hay nhìn vật ở xa, hoặc di chuyển đến gần đồ vật để nhìn rõ hơn.

Trẻ bị cận thị cũng thường bảo bị đau đầu, mỏi mắt hay mệt mỏi khi phải tập trung quan sát các vật ở khoảng cách hơn 1 mét.

Điều trị bệnh cận thị ở trẻ em

  • Khi phụ huynh nhận thấy trẻ có những biểu hiện của cận thị, cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa mắt để kiểm tra mắt và được bác sĩ tư vấn các biện pháp chăm sóc mắt cận thị.
  • Cho trẻ đeo kính cận phù hợp với độ cận để trẻ có thể nhìn xa, tránh việc phải nheo mắt hay ngồi với khoảng cách gần, khiến cho mắt bị cận nặng thêm.
  • Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám mắt 6 tháng một lần để kiểm tra độ cận và thay đổi kính cho phù hợp. Thường mắt trẻ sẽ tăng mỗi năm 1 điốp cho đến khi trưởng thành, cho nên cần kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện và điều chỉnh kính kịp thời.

Nên đưa trẻ đi khám mắt 6 tháng một lần để kiểm tra độ cận thị

Nên đưa trẻ đi khám mắt 6 tháng một lần

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa

  • Bố trí phòng học của trẻ đủ ánh sáng, ánh sáng đèn không quá sáng hoặc quá tối.

Phòng học của trẻ phải đủ ánh sáng để tránh cận thị

Phòng học của trẻ phải đủ ánh sáng

  • Quan sát và điều chỉnh tư thế ngồi học của trẻ cho phù hợp, đúng cách. Khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 cm. Sử dụng bàn ghế ngồi học phù hợp với chiều cao của trẻ. Tuyệt đối không để trẻ nằm để đọc sách.
  • Không để trẻ đọc, viết trong thời gian dài, phụ huynh hãy nhắc nhở và khuyến khích trẻ nghỉ giải lao, thư giãn sau mỗi 1 tiếng.
  • Hãy bố trí đặt để tivi cách giường và ghế ít nhất 2m để tránh trẻ xem tivi với khoảng cách gần. Theo dõi và hướng dẫn trẻ ngồi cách màn hình máy tính ít nhất 50 cm và điều chỉnh ánh sáng màn hình vừa phải, không bị lóa, đồng thời để mắt nghỉ ngơi sau mỗi 30-40 phút ngồi máy tính liên tục.
  • Phụ huynh hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời để mắt được thư giãn.
  • Bổ sung cho trẻ các vitamin B2, A, C, E, Kẽm, Lutein, Zeaxanthin,... hàng ngày, giúp chống oxi hóa và tăng cường thị lực cho trẻ. Bạn có thể bổ sung các vitamin đó cho trẻ qua các thực phẩm giàu vitamin.
  • => Bài trên nói về bệnh cận thị, hy vọng bài viết giúp ích được nhiều cho bạn. Chúc bạn may mắn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
 Từ khóa: bệnh cận thị

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Danh mục tin tức